“VẺ ĐẸP riêng tặng các Bà các Cô”- Cuộc cách mạng thời trang ở Việt Nam”.
Trên báo Phong Hóa của Tự Lực Văn Đoàn số 85 ra ngày 11-2-1934, nhà văn Nhất Linh mở chuyên mục “Vẻ đẹp riêng tặng các bà, các cô”.
Năm 1934, Họa sĩ Nguyễn Cát Tường, mới 22 tuổi, đc giao phụ trách để làm nên cuộc Cải Tiến Y Phục Phụ Nữ Việt Nam, sâu xa, lạ lùng và vang dội nhất từ xưa tới nay.
“Y phục Lemur đã được những người đẹp yêu mỹ thuật của cả nước, nhất là Hà nội, các phụ nữ trí thức như Luật Sư Nguyễn thị Hậu, Giáo sư Trịnh Thục Oanh, bà Bác Sĩ Lê Đình Quỵ… dẫn đầu phong trào mặc y phục phụ nữ tân thời. Các cô nữ học sinh lớp lớn đua nhau may mặc… không khí xã hội và cảnh sắc Việt Nam thay đổi… bờ hồ Hoàn Kiếm như đẹp hẳn lên…”
Loạt bài đăng chuyên mục của họa sĩ tạo tiền đề dẫn đến trào lưu cải cách y phục, phong cách thời trang phụ nữ, thực sự mở ra một chương mới cho áo dài hiện đại, khiến nó trở nên quyến rũ, sang trọng hơn rất nhiều.
——–
Tự Lực văn đoàn được biết đến bởi những luồng tư tưởng cũng như cái tên của nó “TỰ LỰC”…đã thổi một luồng gió khai phóng vào xã hội Bắc Trung Kỳ, ít nhiều thoát khỏi sự ràng buộc của những lề thói đã không còn thích ứng được với nhu cầu thời đại và tìm ra hướng tiếp cận xu thế toàn cầu.
Sơ lược như sau:
Tư tưởng “khởi nghiệp tinh gọn còn nguyên giá trị khi cái tên TỰ LỰC VĂN ĐOÀN – Chỉ với bảy người và chỉ trong khoảng một thời gian ngắn ngủi, họ làm được nhiều việc hơn bất cứ một nhóm văn học tư nhân nào khác trong cả lịch sử văn học cận đại Việt Nam từ trước đến nay..”.
“Vận hành bởi 7 người“trong vòng tám năm, từ 1932 đến 1940, Tự Lực Văn Đoàn chiếm ưu thế tuyệt đối trên văn đàn công khai; sách báo họ in đẹp nhất, bán chạy nhất.”
Tự lực văn đoàn có tính tổ chức cao, năng lực tự túc tài chính tương đối cao, cương lĩnh hoạt động, tuyên ngôn tư tưởng rõ ràng, quy chế thành viên tương đối chặt chẽ.
Hoạt động bao trùm rất nhiều lãnh vực: văn học, xã hội, chính trị.
Vậy là sau 86 năm – Gần 1 thế kỉ -Tiếng vọng này còn nguyên giá trị?
NNH
(trích từ nhiều nguồn tư liệu )
#NTKNgôNhưHồng
Facebook