NGƯỜI ƯU TÚ VÀ NGƯỜI BÌNH THƯỜNG CHỈ KHÁC NHAU Ở MỘT THỨ DUY NHẤT: TƯ DUY ĐẢO NGƯỢC
1. Tại tập đoàn Microsoft, nhân viên được phục vụ cả bữa trưa lẫn bữa tối. Tuy nhiên, số lượng người ăn trưa luôn đông hơn tối, bởi lẽ không phải ai cũng phải làm việc ngoài giờ. Do đó, nhà cung cấp bữa trưa sẽ có lợi hơn.
Tuy nhiên, nhân viên Microsoft phàn nàn rằng chất lượng bữa trưa ở đây rất tệ.
Nhiều người yêu cầu nhà bếp đổi công thức nấu ăn, thay đầu bếp thường xuyên,… nhưng Microsoft cho rằng chúng không phải là giải pháp hiệu quả. Thay vào đó, tập đoàn này đã lựa chọn 2 nhà cung cấp khác nhau cho bữa trưa và bữa tối. Cứ 3 tháng/lần, họ sẽ khảo sát xem nhân viên thích bữa trưa hay bữa tối hơn. Nếu câu trả lời là “bữa tối” nhiều hơn, tập đoàn sẽ đổi nhà cung cấp bữa tối lên bữa trưa.
Kể từ ngày đó, các nhà cung cấp đều cố gắng cải thiện để đáp ứng khẩu vị nhân viên. Sự hài lòng của nhân viên cũng tăng lên rất nhiều.
–> Khi gặp phải vấn đề này, người bình thường sẽ nhắc nhở hoặc đổi hẳn nhà cung cấp. Tuy nhiên, những bộ óc hàng đầu ở Microsoft lại tư duy khác hẳn: Họ tạo ra cơ chế cạnh tranh giữa 2 nhà cung cấp bữa trưa và bữa tối, để họ giám sát lẫn nhau. Nhờ đó, dịch vụ cũng trở nên tốt hơn nhiều.
2. Một thư viện Anh gặp phải bài toán khó: Làm sao để chuyển toàn bộ số sách sang tòa nhà mới xây?
Người ta ước tính rằng, việc di dời số sách khổng lồ này sẽ ngốn mất 3,5 triệu USD. Mọi người thi nhau đề xuất giải pháp, nhưng tất cả đều không khả thi.
Tới lúc đó, một thanh niên cho biết anh ta có thể làm việc này chỉ với giá 1,5 triệu USD. Giải pháp là: Thông báo cho mọi người biết thư viện cho mượn sách miễn phí không giới hạn, miễn là họ trả sách về tòa nhà mới.
Bằng cách thay đổi tư duy từ “di dời sách” sang “cho mượn sách”, người thanh niên nọ không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mà còn tiết kiệm một số tiền lớn.
-> Rõ ràng, những người biết tư duy khác biệt sẽ đem lại hiệu quả khác biệt. Đó là lý do tại sao chúng ta vẫn thường nói: “Người bình thường thay đổi kết quả, người khôn ngoan thay đổi nguyên nhân, còn người xuất chúng thay đổi mô hình”
___________
© Ngọc Hà | Trí Thức Trẻ